Liên Hệ: 0931.004.818​

info@sci-techvn.com

Đón sóng xuất khẩu thị trường tỷ dân, doanh nghiệp tăng tốc đăng ký mã số

Năm 2024 thị trường Trung Quốc tiếp tục được kỳ vọng sẽ tạo đột phá cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Trước những quy định các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Trung Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm đã chủ động đăng ký mã số và cập nhật các tiêu chuẩn mới.

dang-ky-ma-so-doanh-nghiep-xuat-khau-01-1705884900.jpg
Các doanh nghiệp của Việt Nam quan tâm đến việc đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm sang Trung Quốc.(Ảnh minh họa)

Trên 3.000 mã số doanh nghiệp xuất khẩu được cấp

Sau 2 năm triển khai Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu (Quy định 248) và Quy định các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Quy định 249) của Trung Quốc, các doanh nghiệp của Việt Nam đều quan tâm đến việc đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm sang thị trường này.

Tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào ngày 9/1, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) Việt Nam cho biết, đã có 3.013 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc được cấp, tương đương khoảng gần 3.000 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.

Trong số hơn 3.000 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã có 1 nghìn 443 mã số do doanh nghiệp tự đăng ký. Các nhóm ngành hàng nông sản thực phẩm được đăng ký nhiều nhất là các sản phẩm thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

Trong số trên, có 1.570 mã số (chiếm 52%) là những nhóm ngành hàng có nguy cơ cao do 5 cơ quan thẩm quyền quản lý. Số còn lại 1.443 mã số (chiếm 48%) do doanh nghiệp tự đăng ký theo Quy định 248. Các nhóm ngành hàng nông sản thực phẩm được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

dang-ky-ma-so-doanh-nghiep-xuat-khau-03-1705884872.jpg
Trong số hơn 3.000 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc chủ yếu là các nhóm ngành hàng nông sản thực phẩm. (Ảnh minh họa)

Theo ông Ngô Xuân Nam, sau 2 năm triển khai đáp ứng Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu (Quy định 248) và Quy định các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Quy định 249) của Trung Quốc, các doanh nghiệp của Việt Nam quan tâm đến việc đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm sang Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng tốt phần mềm đăng ký online của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và tận dụng được các ưu điểm về khai báo thông tin mặt hàng của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Một cơ sở chế biến có thể đăng ký được nhiều sản phẩm nếu đáp ứng được các yêu cầu của GACC, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký.

Hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường kết nối giao thương

Tuy nhiên, một số lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm sâu sát đến việc đăng ký và quản lý mã số dẫn đến việc xảy ra lỗi kỹ thuật trong quá trình xuất khẩu như sai tên doanh nghiệp, sai mã số, thiếu thông tin trên nhãn mác, mất mật khẩu tài khoản…

Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, năm 2024, Văn phòng SPS Việt Nam tiếp tục cập nhật, tổng hợp các thông báo dự thảo các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật và cảnh báo từ các đối tác thương mại và thành viên WTO gửi các đơn vị liên quan theo quy định; phối hợp với các đơn vị liên quan phản hồi các góp ý đối với thông báo dự thảo các biện pháp SPS của Việt Nam đã thông báo tới WTO.

Văn phòng phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tiếp tục đàm phán chương SPS của các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EFTA (Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein), Việt Nam – Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE); tiếp tục đàm phán nâng cấp các Hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định ASEAN – Canada (ACAFTA), Hiệp định ATIGA.

Văn phòng cũng chủ trì và phối hợp với các cơ quan thuộc mạng lưới SPS Việt Nam triển khai các cam kết SPS trong các FTA và chuẩn bị nội dung, tham dự các phiên họp thuộc Ủy ban SPS tại các Hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là trong các Hiệp định: EVFTA, CPTPP, RCEP, VKFTA, UKVFTA, VIFTA.

dang-ky-ma-so-doanh-nghiep-xuat-khau-04-1705884969.jpg
Một cơ sở chế biến có thể đăng ký được nhiều sản phẩm nếu đáp ứng được các yêu cầu của GACC.(Ảnh minh họa)

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, đáp ứng các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật của các nước nhập khẩu, ngoài cập nhật và thông tin sớm của các cơ quan Nhà nước quản lý chuyên ngành đến các yếu tố trong chuỗi, các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng cần chủ động chuẩn hóa quy trình sản xuất và xuất khẩu, nắm bắt hiệu quả thông tin thị trường để thông tin kịp thời tới các thành viên đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu

“Xây dựng các hệ thống kiểm soát về mặt chất lượng, truy xuất nguồn gốc để giúp cho việc tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu. Đồng thời đảm bảo việc xử lý các tình huống, đặc biệt là các trường hợp phát sinh hay được hiểu là những trường hợp không tuân thủ để có những giải pháp cụ thể để khắc phục cũng như đáp ứng điều kiện của nước khẩu”, ông Huỳnh Tấn Đạt nói./.

Bạn có thắc mắc, hãy điền điều bạn thắc mắc vào đây chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời!

Picture of Thắng Trần

Thắng Trần

Leave a Replay

Contact Me on Zalo